CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Với định hướng lấy con người làm trung tâm, DSAC xây dựng hệ thống chương trình đào tạo linh hoạt và ưu việt, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình học tập và phát triển chuyên môn.

Chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo của các trường Đại học trong nước

Chương trình đào tạo vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo tại các trường đại học trong nước đang phát triển mạnh mẽ, cung cấp cho sinh viên kiến thức về thiết kế vi mạch và ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Với môi trường học tập hiện đại và đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, sinh viên sẽ được tham gia các dự án thực tế, trang bị kỹ năng cần thiết để trở thành những chuyên gia hàng đầu, đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghệ cao trong nước.

CHI TIẾT

Chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo của các trường Đại học quốc tế

Chương trình đào tạo vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo tại các trường đại học quốc tế mang đến cho sinh viên những kiến thức tiên tiến và kỹ năng thực tiễn trong lĩnh vực công nghệ cao. Với sự hướng dẫn từ các chuyên gia hàng đầu và cơ sở vật chất hiện đại, sinh viên sẽ được trải nghiệm môi trường học tập đa dạng, tham gia vào các dự án nghiên cứu và ứng dụng thực tế. Chương trình không chỉ trang bị cho sinh viên nền tảng vững chắc về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, mà còn mở ra cơ hội phát triển nghề nghiệp toàn cầu.

CHI TIẾT

Chương trình đào tạo của doanh nghiệp

Chương trình đào tạo vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo của các doanh nghiệp cung cấp kiến thức và kỹ năng thực tiễn ngay tại môi trường làm việc. Dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia hàng đầu trong ngành, học viên sẽ được tiếp cận công nghệ tiên tiến, tham gia các dự án thực tế và giải quyết các thách thức kỹ thuật. Chương trình này không chỉ nâng cao năng lực chuyên môn mà còn mở rộng cơ hội nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường công nghệ hiện đại.

CHI TIẾT

Danh sách doanh nghiệp vi mạch bán dẫn tại Việt Nam

Danh sách các doanh nghiệp vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các công ty hàng đầu trong lĩnh vực này, bao gồm thông tin liên lạc, địa chỉ và các lĩnh vực hoạt động chính. Giúp người xem nắm bắt được cơ hội làm việc và phát triển sự nghiệp trong ngành công nghiệp đầy tiềm năng này.

CHI TIẾT

Chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn trình độ đại học, thạc sĩ

chi tiết

CƠ SỞ ĐÀO TẠO

DSAC xác định việc đầu tư vào hệ thống cơ sở đào tạo hiện đại là nền tảng quan trọng nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.

1. Số lượng và nhu cầu nhân lực vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.

Tính đến cuối năm 2023, thành phố có hơn 52.500 nhân lực CNTT, trong đó có 25.000 lao động trong lĩnh vực phần mềm và nội dung số (chiếm 46% tổng nguồn nhân lực CNTT, chỉ tiêu này của toàn quốc là 18%). Lực lượng lao động CNTT chiếm 8,5% trong tổng lực lượng lao động toàn thành phố (so với toàn quốc, thì tỉ lệ lao động CNTT chỉ chiếm 3,7% tổng lực lượng lao động). So với nhân lực làm việc trong lĩnh vực điện tử chủ yếu là thâm dụng lao động thì trong lĩnh vực phần mềm và nội dung số phần lớn là nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹ năng tốt, được đào tạo bài bản, năng động, có khả năng đề xuất các giải pháp triển khai các nội dung liên quan đến chuyển đổi số, thành phố thông minh. Theo kết quả khảo sát của Sở Thông tin và Truyền thông, hiện nay số lượng nhân lực ngành vi mạch bán dẫn trên địa bàn thành phố là khoảng 600 kỹ sư thiết kế vi mạch.

Trên cơ sở đánh giá bối cảnh trong và ngoài nước, dự kiến đến năm 2030 Đà Nẵng phấn đấu có khoảng 20 công ty thiết kế vi mạch với quy mô trung bình khoảng 100 – 130 người trên mỗi công ty (riêng Synopsys có quy mô trên 500 người). Theo đó, tổng số kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn làm việc trong các doanh nghiệp tại Đà nẵng tới năm 2030 là khoảng 2.000 – 2.600 nhân sự. Mục tiêu 2.000 kỹ sư thiết kế được ước tính dựa trên giả định nhu cầu tuyển dụng từ các công ty thiết kế vi mạch đang hoạt động và công ty thiết kế vi mạch nước ngoài đặt văn phòng tại Đà Nẵng tăng trưởng khoảng 10-15%/năm; thực tế nhu cầu tuyển dụng từ 10 công ty thiết kế vi mạch hiện đang hoạt động tại Đà Nẵng đạt khoảng 15- 20% hằng năm. Dự kiến từ nay đến năm 2030 sẽ có thêm 1.500 kỹ sư thiết kế Việt Nam làm việc ở nước ngoài và Đà Nẵng có thể đặt mục tiêu tham gia cung cấp khoảng 100-150 nhân lực cho nội dung này. Trên cơ sở đó, dự kiến đến năm 2030, Đà Nẵng cần đào tạo được 1.500-2.000 kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn. Trong đó, có 80%-90% kỹ sư chuyên môn hóa thiết kế về vi mạch số (Digital Design) và 10-20% kỹ sư tập trung vào vi mạch tương tự (Analog Design).

Trong khâu kiểm thử, đóng gói và sản xuất: đến năm 2030, thành phố đặt mục tiêu thu hút ít nhất 01 – 02 dự án về ATP sẽ cần khoàng 2.000 – 3.000 kỹ sư, kỹ thuật viên làm việc tại thành phố và 200-300 kỹ sư làm việc tại nước ngoài trong các công đoạn kiểm thử, đóng gói và sản xuất vi mạch (thành phố Đà Nẵng dự kiến ký kết hợp tác với đối tác chính trong lĩnh vực đóng gói, kiểm thử ở Đài Loan, Bang Oregon, Bang Arizona…).

2. Đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.

Thành phố hiện có 38 cơ sở đào tạo về lĩnh vực CNTT, trong đó 20 trường đại học, cao đẳng và 18 trường trung cấp trung tâm đào tạo nghề và trung tâm đào tạo phi chính quy. Trong số các trường đại học, cao đẳng, có 17 trường đào tạo chuyên ngành CNTT, 13 trường đào tạo các chuyên ngành gần lĩnh vực bán dẫn và TTNT (Điện tử – viễn thông, Cơ điện tử, Tự động hóa, Tin học thống kê, Tin học xây dựng,…). Tổng số chỉ tiêu tuyển sinh chuyên ngành CNTT trên địa bàn thành phố khoảng 6.500 sinh viên. Nguồn nhân lực CNTT tại thành phố Đà Nẵng còn được cung cấp từ các cơ sở đào tạo ở khu vực lân cận và cả nước. Số lượng giảng viên tham gia trong đào tạo chuyên ngành hoặc chuyên ngành gần lĩnh vực vi mạch bán dẫn và TTNT Đà Nẵng được thể hiện ở Bảng 4.

Bảng 4: Số lượng giảng viên chuyên ngành vi mạch bán dẫn và TNTT Đà Nẵng

ĐHBK

ĐHSPKT

VKU

Duy Tân

FPT

Đông Á

VNUK

Tổng cộng

Số lượng giảng viên

65

15

144

N/A

42

10

24

300

Số lượng kỹ sư, cử nhân

   

14

 

1

3

 

18

Số lượng thạc sỹ

4

11

69

 

22

5

17

128

Số lượng tiến sỹ

54

3

57

 

19

2

6

141

Số lượng PGS, GS

7

1

4

     

1

13

Đến tháng 8/2024, Đà Nẵng sẽ có 03 đơn vị tuyển sinh (với khoảng 170 chỉ tiêu) về kỹ sư vi mạch bán dẫn đầu tiên (gồm Đại học Bách Khoa, Đại học CNTT-TT Việt Hàn, Đại học Sư phạm kỹ thuật). Đối với sinh viên tốt nghiệp ngành gần vi mạch, số lượng hằng năm khoảng 1000 chỉ tiêu. Đối với lĩnh vực TTNT, hằng năm thành phố Đà Nẵng đào tạo khoảng hơn 300 chỉ tiêu, và đối với ngành gần TTNT thì thành phố Đà Nẵng đào tạo hơn 2000 chỉ tiêu. Đây là những thông tin quan trọng để xác định mục tiêu và khả năng đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn và TTNT của Đà Nẵng trong thời gian tới được chi tiết ở Bảng 5, Bảng 6.

Bảng 5: Số lượng sinh viên các chuyên ngành gần vi mạch bán dẫn Đà Nẵng

TT

Tên ngành

Tổng cộng

Sinh viên năm cuối

Sinh viên tốt nghiệp trong vòng 12 tháng

Sinh viên tốt nghiệp trong vòng 12-24 tháng

1.                   

Chuyên ngành Thiết Kế Vi Mạch[1]

0

0

0

2.                   

Chuyên ngành Hệ thống nhúng

93

58

92

3.                   

Điện/Tự động hóa

98

89

173

4.                   

Cơ điện tử

130

130

260

5.                   

Kỹ thuật hóa học

0

10

60

6.                   

Công nghệ vật liệu

2

2

2

7.                   

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

179

97

115

8.                   

Công nghệ KT điện tử – viễn thông

377

280

524

9.                   

Công nghệ KT đ/khiển &tự động hóa

141

54

54

 

Tổng ngành vi mạch hiện nay

0

0

0

 

Tổng ngành gần vi mạch hiện nay

1.020

720

1.280

 

Hình 1: Biểu đồ đánh giá của doanh nghiệp về nhân lực vi mạch bán dẫn

Thông qua kết quả khảo sát của Sở Thông tin và Truyền thông đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn và TTNT, chất lượng nguồn nhân lực được cơ bản đáp ứng, tuy nhiên một số doanh nghiệp hiện nay vẫn còn gặp khó khăn trong tuyển dụng nguồn nhân lực có trình độ cao (Hình 11, Hình 12).

Bảng 6: Số lượng sinh viên các chuyên ngành gần trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng

TT

Tên ngành

Tổng cộng

Sinh viên năm cuối

Sinh viên tốt nghiệp trong vòng 12 tháng

Sinh viên tốt nghiệp trong vòng 12-24 tháng

1.

Trí tuệ nhân tạo

94

60

99

2

Khoa học dữ liệu

153

77

123

3

Khoa học máy tính

150

101

170

4

Mạng máy tính

80

45

87

5

Kỹ thuật phần mềm

797

523

766

6

Hệ thống thông tin

73

85

141

7

Công nghệ thông tin

1537

875

811

8

Thương mại điện tử

35

30

55

9

Kỹ thuật máy tính

60

0

0

10

Công nghệ kỹ thuật máy tính

23

27

4

 

Tổng ngành TTNT

397

238

392

 

Tổng ngành gần TTNT

2715

1638

2010

Thành phố Đà Nẵng cũng đã tổ chức Lễ Khởi động chương trình đào tạo nguồn nhân lực và lớp đào tạo 25 giảng viên nguồn đầu tiên về thiết kế vi mạch. Đã có 03 trường Đại học trên địa bàn thành phố đã bước đầu công bố tuyển sinh mới kỹ sư thiết kế vi mạch năm 2024 với 170 chỉ tiêu dự kiến, đã mở 3 lớp đào tạo chuyển đổi sinh viên chuyên ngành gần sang thiết kế chip với 41 sinh viên và 59 giảng viên.

 

Hình 2: Biểu đồ đánh giá của doanh nghiệp về nhân lực trí tuệ nhân tạo

LIÊN HỆ VỚI DSAC!

Mọi thắc mắc, hợp tác hoặc đăng ký chương trình đào tạo, vui lòng liên hệ với DSAC – Trung tâm Bán dẫn và Trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên hành trình đổi mới và phát triển công nghệ.

    Liên hệ